EDR là gì? So sánh EDR và Antivirus

EDR là gì?

EDR hay hệ thống phát hiện và phản hồi các mối nguy hiểm đầu cuối ( Endpoint Detection & Response). Giải pháp được thiết kế để bảo vệ các thiết bị đầu cuối khỏi các mối đe dọa mạng như: phần mềm tống tiền ransomware, phần mềm có chứa mã độc không dùng tệp fileless, … Giải pháp EDR hiệu quả nhờ việc hoạt động liên tục, giám sát và phát hiện các hành động đáng ngờ theo thời gian thực. Đồng thời cung cấp khả năng kiểm tra, tìm kiếm, phân loại và khắc phục các mối đe dọa tiềm ẩn.

EDR là gì? So sánh EDR và Antivirus

 

Cách thức hoạt động của EDR

EDR hoạt động bằng cách liên thục giám sát các điểm cuối ( Endpoint) để phát hiện hoạt động đáng ngờ. Thu thập và phân tích dữ liệu cũng như cung cấp thông báo theo thời gian thực về các mối đe dọa tiềm ẩn. Bằng các kết hợp sử dụng phân tích hành vi, máy học (Machine Learning), trí tuệ nhân tạo AI,… EDR xác định các điểm bất thường trong hành endpoint và phát hiện các mã nguồn độc hại. Điểm này giúp việc bảo mật bằng EDR sẽ vượt trội hơn các phần mềm antivirus khi mà các chương trình này bỏ qua các phần mềm độc hại fileless.

Các Monitor của EDR có thể giám sát hoạt động từ các email lừa đảo, firewall có chứa đoạn mã trái phép, phát hiện hoặc tìm kiếm hoạt động xâm nhập vào máy tính trái phép, việc di chuyển hay sao chép các tệp trong hệ thống đều sẽ được gửi cảnh báo tới admin. Đưa ra các cảnh báo về phần mềm lừa đảo hoặc trạng thái bị tấn công của hệ thống nhằm ngăn ngừa sớm các rủi ro về bảo mật.

Các chức năng chính của EDR

Khả năng của EDR tùy thuộc theo từng giải pháp và mục đích của doanh nghiệp. Nhưng các chứng năng có bản của EDR có thể kể tới như sau:

Giám sát Endpoint, khả năng hiển thị và ghi nhận nhật ký hoạt động theo real-time: EDR liên tục giám sát các endpoint để tìm hoạt động đáng ngờ, thu thập và phân tích dữ liệu để cho phép các tổ chức nhanh chóng phát hiện và ứng phó kịp thời với các mối đe dọa tiềm ẩn.

Phát hiện các mối đe dọa nâng cao với việc cập nhập thông tin liên tục các mối đe dọa: Thúc đẩy bởi trí tuệ nhân tạo và máy học machine learning, EDR sử dụng kỹ thuật tiên tiến và nguồn cấp dữ liệu thông tin về các mối đe dọa tiềm ẩn. Điều này giúp cảnh báo kịp thời đối với những loại mã độc mới.

Điều tra và ứng phó sự cố nhanh hơn: Các công cụ và quy trình EDR đơn giản hóa việc quản lỹ cung như tự động hóa cảnh báo. Giúp các tổ chức hành động nhanh khi xảy các sự cố về bảo mật. Bao gồm cả việc cách ly và khắc phục các endpoint bị nhiễm mã độc.

Quản lý phát hiện và phản hồi ( Managed detection and response): Một số nhà cung cấp EDR dưới dạng dịch vụ quản lý, kết hợp với các ưu điểm sẵn có của EDR. MDR là một lựa chọn tốt đối với các tổ chức không có nhân viên hay ngân sách dành cho nhóm SOC nội bộ chuyên trách.

EDR là gì? So sánh EDR và Antivirus

Tầm quan trọng của EDR

Với việc các cuộc tấn công an ning mạng ngày càng mở rộng và có nhiều cách để kẻ tấn công xâm nhập. Một chiến lược an ninh mạng hiệu quả để tính đến các trường hợp có thể xảy ra là cần thiết đối với doanh nghiệp. Endpoint có xu hướng là một bộ phận dễ bị tổn thương khiến chúng trở thành mục tiêu của các tin tặc, hacker nhằm truy cập trái phép, lấy cắp dữ liệu.

Nhưng điều gì khiến giải pháp EDR quan trọng đến vậy? Các công cụ EDR cung cấp khả năng hiển thị, thông tin về các mối đe dọa và khả năng ứng phó sự cố để bảo vệ các endpoint. Nói rộng hơn là bảo vệ người dùng và dữ liệu của họ khỏi các cuộc tấn công mạng

So sánh EDR và antivirus

Sự đa dạng của các thiết bị và nhu cập vào tài nguyên ngày càng nhiều khi việc mở rộng việc làm việc ngoài văn phòng trở nên phổ biến. Việc này khiến cho việc bảo mật các thiết bị đầu cuối trở thành tâm điểm của việc bảo mật an toàn thông tin của doanh nghiệp. Cả giải pháp chống vi rút ( antivirus) và phát hiện và phản hồi điểm cuối (EDR) đều được thiết kế để chống lại các nguy cơ này. Tuy nhiên, 2 giải pháp này cũng cung cấp các mức độ bảo vệ khác nhau. Ta hãy cùng so sánh sự khác biệt cơ bản của 2 giải pháp này

 

EDR Antivirus
Phát hiện mã độc dựa trên cả Signatures và công nghệ thông minh Nhận diện mã độc chủ yếu trên bộ Signature Files
Cập nhập và phát hiện các loại mã độc thường xuyên: APTs, Fileless, ransomware,.. Chỉ phát hiện các loại mã độc đã biết, cần phải cập nhập khi có các loại mã độc mới
Thực hiện quy trình: Phát hiện, cảnh báo, ngăn chặn, khắc phục, dự báo rủi ro tiềm ẩn Bảo vệ và ngăn chặn mã độc xâm nhập vào máy tính
Liên tục giám sát tất cả các tiền trình để phát hiện các nguy cơ lây nhiễm mã độc. Ngăn chặn quyền truy cập hoặc sử dụng khi phát hiện các mối đe dọa có thể xảy ra Chỉ phát hiện khi mã độc xuất hiện 
EDR cung cấp bảo mật tập trung, liên tục giám sát các mối đe dọa ở tất cả các endpoint trong mạng lưới Bảo mật phi tập trung, phạm vi hạn chế 
EDR phát hiện dựa trên hành vi, các mối đe dọa đã biết và chưa biết trong thời gian thực dựa theo các hành vi bất thường tại endpoint Dựa trên các dấu hiệu và mẫu mối đe dọa có sẵn
Tự động hóa và hiển thị dựa trên các phân tích dữ liệu. Kết hợp công nghệ AI để sớm phát hiện và đưa ra các quyết định chính xác về mối đe dọa tiềm tàng.

 

Những mặt hạn chế của EDR

Nhiều mối đe mạng bắt đầu từ các endpoint, vì vậy việc bảo vệ chúng một cách hiệu quả là điều rất quan trọng để bảo mật người dùng và dữ liệu quan trọng. Tuy vậy EDR vẫn còn một số hạn chế:

EDR chỉ tập trung vào endpoint. Các cuộc tấn công thường bắt nguồn từ điểm cuối khi người dùng cuối tải xuống các tệp có chứa mã độc. Nhưng EDR thông thường không phát hiện được nhiều loại tấn công, bao gồm cả các cuộc tấn công vào các endpoint không quản lý như IoT và BYOD, ứng dụng đám mây, máy chủ.

EDR chưa đủ nhanh cho các cuộc tấn công siêu tốc hiện nay. Sandbox chuyển tiếp và phương pháp phát hiện trước có thể cho phép các tệp độc hại và tác nhân đe dọa tới truy cập vào tài nguyên trước khi phát hiện ra chúng. Điều này hạn chế tính hiệu quả.

EDR thiếu khả năng hiển thị về các cuộc tấn công di chuyển qua mạng và ứng dụng. Vì chúng chỉ thu thập dữ liệu từ các endpoint nên công cụ EDR có thể thiếu cơ sở để có thể đưa ra các cảnh báo kịp thời

Bạn nên dùng hãng bảo mật nào cung cấp giải pháp EDR

Nhà cung cấp Zscaler có thể là đối tác hàng đầu về bảo mật Endpoint khi cung cấp khả năng phát hiện mối đe dọa toàn diện, chia sẻ thông tin và khắc phục trạng thái của các thiết bị, quyền truy cập đám mây. Tích hợp cùng với nền tảng Zscaler Zero Trust sẽ đảm bảo tính bảo mật tốt nhất cho doanh nghiệp của bạn.

EDR là gì? So sánh EDR và Antivirus

Nhà cung cấp Picus Security giúp xác minh hiệu quả các rủi ro tiềm ẩn vào hệ thống an ninh mạng của doanh nghiệp, kể cả hệ thống đám mây Cloud. Picus BAS quản lý dữ liệu tập trung, đưa ra các cảnh báo sớm và quản lý truy cập bất thường. Đây là giải pháp SOC/NOC được khuyến nghị sử dụng.

5/5 - (2 bình chọn)
  • Tất cả
  • ATTT
  • brandname
  • công nghệ
  • giải pháp
  • Tin tức
Tokenization Comforte

2 Tháng Năm, 2024/

Comforte – lấy dữ liệu là trung tâm bảo mật và công nghệ Tokenization Comforte được thành lập năm 1998…

Load More

End of Content.

CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ LẠC HỒNG
Là Công ty chuyên cung cấp các: Sản phẩm - Dịch vụ - Giải pháp Công nghệ chất lượng cao tại Việt Nam.

ĐỊA CHỈ:
VPĐD tại Hà Nội
  • Địa chỉ: Tầng 3, Sevin Office, 609 Trương Định, Hoàng Mai, Hà Nội
  • Hotline: 0243.565 26 26
  • Fax: 0243.565 62 62

VPĐD tại Hải Phòng
  • Địa chỉ: 62 - 64 Lán Bè, phường Lam Sơn, quận Lê Chân, TP.Hải Phòng
  • Hotline: 0903.426086

VPĐD tại TP.Hồ Chí Minh
  • Địa chỉ: Số 127 - 129 Hoàng Văn Thụ, Phường 08, Quận Phú Nhuận, Thành Phố Hồ Chí Minh
  • Hotline: 0934.626900

Trang chủ

LIÊN KẾT

© 2010 Created by Lac Hong Tech

CSKH: 1900.68.24