IoT là gì?  Tại sao IoT dễ bị tấn công?

IoT là gì?  Tại sao IoT dễ bị tấn công?

IoT là gì?

Thuật ngữ IoT ( Internet of Things) hay Internet Vạn Vật hoặc là Mạng lưới kết nối các thiết bị internet. Trong đó toàn bộ các thiết bị, phương tiện được nhúng với các bộ phận điện tử, phần mềm, cảm biến, có khả năng kết nối với máy tính giúp cho các thiết bị này có thể thu thập và truyền dữ liệu. Nói một cách dễ hiểu thì IoT là mạng lưới tất cả thiết bị có thể kết nối với nhau qua internet.

IoT là gì?  Tại sao IoT dễ bị tấn công?

Ứng dụng của IoT ngày nay

Đây là một tập hợp các dịch vụ, phần mềm thực hiện chức năng tích hợp dữ liệu nhận được từ các thiết bị IoT khác nhau. Nó sử dụng công nghệ máy học, trí tuệ nhân tạo để phân tích dữ liệu, qua đó đưa ra các quyết định. Và những quyết định này sẽ được truyền trở lại thiết bị IoT, sau đó thiết bị sẽ phản hồi lại dữ liệu đầu vào một cách thông minh.

Ví dụ áp dụng vào thực tế

IoT được áp dụng vào các thiết bị thông minh chẳng hạn như ta thường gặp trong gia đình như TV, Camera an ninh, thiết bị bật tắt đèn, khóa cửa thông minh, … Hay công nghệ áp dụng với các phương tiện giao thông thông minh như ô tô tự lái. IoT phổ biến nhất trong công nghiệp khi nó chính là mạng lưới robot, thiết bị quản lý, các thiết bị tích hợp phần mềm quản lý,… IoT giúp cho con người có trải nghiệm cuộc sống tốt hơn khi nó tăng tốc độ thực hiện, sử dụng ứng dụng thông minh, khả năng truyền tải dữ liệu cũng như kết hợp xử lý dữ liệu nhanh chóng. Thay đổi tính quy mô theo tính tập trung và mở rộng nhưng vẫn có thể dễ dàng quản lý và theo dõi.

IoT là gì?  Tại sao IoT dễ bị tấn công?

Tại sao IoT lại dễ bị tấn công?

IoT có rất nhiều ưu điểm khi giúp cho đời sống con người hay việc ứng dụng trong sản xuất trở lên vượt bậc như ngày nay. Nhưng ngược lại với một hệ thống mở với một mạng lưới rộng khó có thể kiểm soát hết được thông tin có rất nhiều lỗ hổng.

IoT là gì?  Tại sao IoT dễ bị tấn công?

  • Khi các thiết bị kết nối với nhau, thông tin được chia sẻ giữa các thiết bị có nguy cơ bị hacker đánh cắp cao hơn.
  • Doanh nghiệp phải đối mặt với việc số lượng thiết bị IoT quá nhiều, việc thu thập và quản lý dữ liệu giờ đây trở thành một thách thức lớn.
  • Hiện tại, không có tiêu chuẩn quốc tế nào về khả năng tương thích cho IoT, nên khá khó các thiết bị từ nhiều nhà sản xuất giao tiếp với nhau.
  • Các nhà sản xuất chỉ tập trung vào tiện ích, ứng dụng của sản phẩm mà bỏ qua phần bảo mật hay việc xâm nhập trái phép từ bên ngoài

Các mối đe dọa bảo mật từ IoT

Ngày nay khi càng có nhiều kết nối IoT, dữ liệu được chia sẻ rộng rãi càng là miếng mồi ngon của các nhóm tội phạm thông tin. 

Lỗ hổng bảo mật trong IoT

Các vấn đề về bảo mật mà hầu hết các thiết bị hay ứng dụng gặp phải khi kết nối với mạng lưới IoT có thể kể đến như sau:

  1. Mật khẩu yếu, có thể đoán được hoặc mật khẩu được đặt mặc định; 
  2. Các dịch vụ mạng được sử dụng để truy cập các thiết bị IoT không an toàn; 
  3. Các kết nối mở rộng trong hệ sinh thái IoT không an toàn; 
  4. Thiếu các cơ chế cập nhật an toàn, hoặc cơ chế cập nhật còn nhiều thụ động; 
  5. Sử dụng các thành phần, thư viện phần mềm không an toàn hoặc lỗi thời; 
  6. Bảo vệ quyền riêng tư không đầy đủ; 
  7. Truyền và lưu trữ dữ liệu không an toàn; 
  8. Thiếu sự quản lý các thiết bị IoT; 
  9. Cài đặt mặc định không an toàn; 
  10. An ninh vật lý kém.

IoT là gì?  Tại sao IoT dễ bị tấn công?

Kho dữ liệu mở không giới hạn

Hàng tỉ thiết bị kết nối tạo lên một kho dữ liệu khổng lồ, toàn bộ thông tin và dữ liệu từ các thiết bị máy móc, hệ thống camera, nhà thông minh, ô tô thông minh, ứng dụng điện thoại… Tạo thành một kho dữ liệu thông tin mà có thể chứa tất cả từ mật khẩu, thông tin cá nhân, hành vi, tài liệu, dữ liệu cá nhân của người dùng. Không chỉ có cá nhân mà cả doanh nghiệp, tổ chức quốc gia cũng có thể là đối tượng mà các hacker nhắm tới để đánh cắp thông tin và sử dụng để tống tiền hay giao bán cho các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia.

Nguy cơ bị tấn công diện rộng

Với lương thiết bị và data khổng lồ, người dùng hoặc doanh nghiệp có thể bị tấn công từ xa thông qua mạng lưới IoT khi hầu hết các thiết bị này đang kết nối liên tục với Internet. Việc này có thể gây ra gián đoạn hoặc ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp tới người sở hữu, người sử dụng các thiết bị trong mạng lưới.

Một vài khuyến nghị

Những lợi ích của IoT là không thể phủ nhận đối với cuộc sống ngày nay của chúng ta. Mạng lưới này sẽ ngày càng được mở rộng và sử dụng thường xuyên liên kết với các thiết bị gia dụng hay phần mềm trên điện thoại, đồng hồ thông minh với chúng ta. Nhưng việc đảm bảo an toàn thông tin, bảo mật đối với hệ thống IoT sẽ cần được chú tâm hơn khi các thủ đoạn ngày càng tinh vi. Để ngăn chặn điều này thì cần có sự phối hợp của nhiều bên, từ nhà sản xuất, người cung cấp dịch vụ và cả người sử dụng cần lưu tâm.

IoT là gì?  Tại sao IoT dễ bị tấn công?

Một là, các nhà sản xuất và phát triển thiết bị IoT cần đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn, quy định và không ngừng cải tiến các thiết bị IoT; đưa ra yêu cầu bắt buộc người dùng thay đổi mật khẩu mặc định khi sử dụng; thường xuyên cập nhật phần mềm, gói bảo mật một cách tự động, không cần người dùng phải thực hiện thủ công; đặt vấn đề an toàn thông tin cho thiết bị IoT lên hàng đầu và lấy đó làm lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp.

Hai là, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet, dịch vụ viễn thông chủ động giám sát, ngăn chặn các máy chủ có khả năng điều khiển, phát tán mã độc IoT; hỗ trợ người dùng trong công tác rà quét, tháo gỡ mã độc IoT; kiểm tra thiết bị IoT trước khi cho phép kết nối mạng.

Ba là, các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ bảo mật cần đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển, nâng cấp các sản phẩm bảo mật thông tin cho hệ thống IoT; hợp tác với nhà cung cấp thiết bị IoT, nhà cung cấp dịch vụ mạng để tích hợp các biện pháp bảo mật thông tin trong các thiết bị IoT.

Bốn là, người dùng là các cá nhân, tổ chức cần cân nhắc khi sử dụng các thiết bị IoT, lựa chọn sản phẩm của các nhà sản xuất uy tín; thay đổi mật khẩu, cấu hình mặc định và thường xuyên, định kỳ thay đổi mật khẩu, cấu hình để nâng cao tính bảo mật; sử dụng các sản phẩm bảo mật hệ thống IoT, đặt các thiết bị IoT dưới sự giám sát, theo dõi của hệ thống tường lửa; nâng cao nhận thức, hiểu biết về bảo mật IoT để giảm thiểu rủi ro. 

Xem thêm: Lac Hong Tech trình bày các giải pháp ATTT tại hội thảo chuyển đổi số do tỉnh Bạc Liêu tổ chức.

Lac Hong Tech là đơn vị chuyên cung cấp các giải pháp bảo mật và an toàn thông tin cho các Đơn vị Nhà nước, các Doanh nghiệp, Các Cơ quan tổ chức. Các giải pháp an toàn thông tin của Lac Hong Tech đến từ các hãng bảo mật hàng đầu trên thế giới, sẵn sàng đáp ứng và triển khai trên mọi lĩnh vực của mô hình IoT. 

Quý khách hàng cần tư vấn hỗ trợ vui lòng liên hệ Hotline: 1900 68 24. 

Rate this post
  • Tất cả
  • ATTT
  • BAS
  • brandname
  • công nghệ
  • giải pháp
  • Tin tức
Load More

End of Content.

CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ LẠC HỒNG
Là Công ty chuyên cung cấp các: Sản phẩm - Dịch vụ - Giải pháp Công nghệ chất lượng cao tại Việt Nam.

ĐỊA CHỈ:
VPĐD tại Hà Nội
  • Địa chỉ: Tầng 3, Sevin Office, 609 Trương Định, Hoàng Mai, Hà Nội
  • Hotline: 0936.125.900
  • Hotline: 0243.565 26 26
  • Fax: 0243.565 62 62

VPĐD tại Hải Phòng
  • Địa chỉ: 62 - 64 Lán Bè, phường Lam Sơn, quận Lê Chân, TP.Hải Phòng
  • Hotline: 0903.426.086

VPĐD tại TP.Hồ Chí Minh
  • Địa chỉ: Số 127 - 129 Hoàng Văn Thụ, Phường 08, Quận Phú Nhuận, Thành Phố Hồ Chí Minh
  • Hotline: 0934.626.900

Trang chủ

LIÊN KẾT

© 2010 Created by Lac Hong Tech

CSKH: 1900.68.24