Chuyển đổi số trong nông nghiệp và sự liên kết từ địa phương tới người nông dân

Chuyển đổi số trong nông nghiệp quốc gia

Theo Quyết định số 749 QĐ-TTg về “Chương trình chuyển đổi số quốc gia năm 2025, hướng đến năm 2030”. Nông nghiệp trở thành 1 trong 8 lĩnh vực trọng tâm ưu tiên chuyển đổi số. Chuyển đổi số trong nông nghiệp và phát triển nông nghiệp cần sự phối hợp, trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của cả hệ thống, bộ ban ngành, doanh nghiệp, khoa học công nghệ và người nông dân. Đây là phương thức thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp thông minh, nông nghiệp hiện đại, cải thiện tỷ trọng nông nghiệp trong nền kinh tế thị trường.

Chuyển đổi số nông nghiệp là quá trình ứng dụng các công nghệ kỹ thuật số từ khâu sản xuất, chế biến, phân phối và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Điểm đổi mới giữa nông nghiệp hiện đại và nông nghiệp truyền thống ở việc áp dụng các công nghệ kỹ thuật tiên tiến vào trong tất cả các hoạt động nông nghiệp. Việc kết hợp các công nghệ mới như Big Data, Điện toán đám mây Cloud, thiết bị IOT,… giúp quản lý dễ dàng, ra tăng sản lượng, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Chuyển đổi số trong nông nghiệp
Chuyển đổi số trong nông nghiệp

Áp dụng công nghệ hiện đại trong canh tác nông nghiệp

Khi áp dụng công nghệ IoT và các cảm biến tự động trên cánh đồng, hệ thống tưới tiêu được kết nối với Internet. Nhờ đó người trông có thể kiểm tra tình trạng cây trồng và thực hiện quy trình tưới tiêu, phân bón từ xa mà không phải trực tiếp thực hiện trên cánh đồng. Các cảm biến sẽ tự động đánh giá chất lượng đất, độ ẩm, nhiệt độ,… để từ đó gửi lại báo cáo cho người trồng. Hay các hoạt động tự động tưới tiêu, quản lý cây trồng, theo dõi người chăm sóc cây trồng liên tục theo thời gian thực.

Nhiều sản phẩm chủ lực cấp quốc gia, cấp tỉnh được áp dụng công nghệ cao trong khâu sản xuất giống, nuôi trồng, chế biến như tôm, cá tra, nấm, cây thảo mộc,… Bên cạnh đó việc sử dụng ứng dụng internet giúp đơn giản hóa công tác thu thập, các khâu kiểm tra, phân phối tổng thể tài chính nông nghiệp.

Bên cạnh ứng dụng công nghệ hiện đại, việc liên kết các chuỗi giá trị  nhằm thúc đẩy sự phát triển trong nông nghiệp. Nhờ việc kết nối giữa các đơn vị với nhau, từ người nông dân, doanh nghiệp và các doanh nghiệp cung ứng trên thị trường. Tạo thành một đường dây liên kết tiêu thụ nông sản từ sản xuất tới tiêu thụ trên thị trường. Giải quyết được bài toán đau đầu của người nông dân là có sản phẩm mà không thể bán ra ngoài.

 

Khó khăn và hạn chế khi áp dụng công nghệ vào nông nghiệp

Mặc dù đã đạt được một số thành tựu nổi bật, quá trình chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức như: trình độ cơ giới hóa còn thấp, các công nghệ hỗ trợ phục vụ phát triển nông nghiệp (cơ khí, chế biến sâu, dây chuyền kiểm nghiệm sản phẩm nông nghiệp…) chưa tương xứng; diện tích canh tác nhỏ; dự báo sản lượng các sản phẩm nông nghiệp vẫn chủ yếu bằng kinh nghiệm; các doanh nghiệp nông nghiệp đầu tư vào chuyển đổi số còn hạn chế; chất lượng nguồn nhân lực có chuyên môn cao trong nông nghiệp số còn hạn chế; nhận thức và kỹ năng sử dụng công nghệ số của người nông dân chưa cao.

Công tác nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học kỹ thuật mặc dù đã được đầu tư chuyên sâu nhưng vẫn còn chưa theo kịp thực tiễn yêu cầu sản xuất; các tiêu chí về nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh cùng với các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy trình sản xuất cho từng đối tượng vật nuôi, cây trồng chưa được ban hành. Ngoài ra, nguồn lực từ ngân sách nhà nước và nguồn vốn tín dụng trong đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh còn hạn chế.

Lợi ích của chuyển đổi số mang lại cho ngành nông nghiệp

Giảm thiểu rủi ro, thiệt hại do biến đổi khí hậu

Nông nghiệp Việt Nam là một trong năm quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất về biến đổi khí hậu, có thể kể đến: bão lũ, dịch bệnh, lưu lượng nước ngọt giảm không đủ để phục vụ sản xuất nông nghiệp, giảm diện tích đất,….Hệ quả là làm giảm năng suất, giảm chất lượng sản phẩm và thậm chí thất thu trong nông nghiệp.

Giúp nông dân kết nối trực tiếp với người tiêu dùng

Tay vì phụ thuộc hoàn toàn vào các thương lái để mang sản phẩm đến người tiêu dùng thì ngày nay, chuyển đổi số giúp người bán và người mua kết nối trực tiếp với nhau. Điều này đã được chứng minh thực tế trong thời gian dịch Covid-19. Dịch bệnh bùng phát, ảnh hưởng lớn đến lượng tiêu thụ sản phẩm. Nhiều địa phương đã xúc tiến mua bán nông sản qua các kênh thương mại điện tử. Tiêu biểu là tỉnh Bắc Giang, nhờ sự kết nối, mở rộng các kênh tiêu thụ qua sàn thương mại điện tử thì đến ngày 28/6/2021, vải thiều bán tại thị trường trong nước đạt hơn 131.117 tấn, chiếm tỷ trọng trên 64%. Lượng vải xuất khẩu đạt 72.908 tấn, xấp xỉ 36%.

Chuyển đổi số trong nông nghiệp và sự liên kết từ địa phương tới người nông dân

Nâng cao năng suất lao động

Một vài vùng nông thôn hiện đã áp dụng công nghệ, thay đổi phương thức sản xuất, làm việc trên đồng bằng phương pháp điều khiển từ xa. Thực tế, nhiều địa phương tại Đồng bằng sông Cửu Long đã thí điểm công nghệ 4.0 vào sản xuất nông nghiệp và bước đầu đạt hiệu quả kinh tế cao. Việc canh tác từ khâu làm đất đến việc bón phân, bơm tưới và thu hoạch đều sử dụng các thiết bị hỗ trợ thông minh. Ngoài ra, hệ thống tưới tiêu và giám sát đều được thực hiện qua điện thoại. Những ứng dụng này giúp giảm một nửa chi phí sản xuất và công sức lao động, giảm 50% lượng khí thải nhà kính, tăng năng suất 30%, từ đó giúp tăng thu nhập cho người nông dân

Tăng cường chất lượng sản phẩm nông nghiệp

Các công nghệ ứng dụng trong chuyển đổi số nông nghiệp: Big Data, công nghệ sinh học sẽ giúp bạn phân tích dữ liệu về môi trường, đất đai, ánh sáng và chất lượng các loại cây trồng. Từ đó, người nông dân sẽ có quyết định đúng đắn hơn như lượng phân bón, thời gian canh tác, phụ thuốc bảo vệ thực vật,…

Rate this post
  • Tất cả
  • ATTT
  • brandname
  • công nghệ
  • giải pháp
  • Tin tức
Load More

End of Content.

CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ LẠC HỒNG
Là Công ty chuyên cung cấp các: Sản phẩm - Dịch vụ - Giải pháp Công nghệ chất lượng cao tại Việt Nam.

ĐỊA CHỈ:
VPĐD tại Hà Nội
  • Địa chỉ: Tầng 3, Sevin Office, 609 Trương Định, Hoàng Mai, Hà Nội
  • Hotline: 0243.565 26 26
  • Fax: 0243.565 62 62

VPĐD tại Hải Phòng
  • Địa chỉ: 62 - 64 Lán Bè, phường Lam Sơn, quận Lê Chân, TP.Hải Phòng
  • Hotline: 0903.426086

VPĐD tại TP.Hồ Chí Minh
  • Địa chỉ: Số 127 - 129 Hoàng Văn Thụ, Phường 08, Quận Phú Nhuận, Thành Phố Hồ Chí Minh
  • Hotline: 0934.626900

Trang chủ

LIÊN KẾT

© 2010 Created by Lac Hong Tech

CSKH: 1900.68.24