Mã độc là gì? Phân loại và đặc tính của mã độc?
Ngày nay, cụm từ “Mã độc” đã được nhiều người biết đến và chủ động phòng ngừa hơn, đặc biệt đối với hệ thống của các doanh nghiệp. Mã độc tồn tại từ khi Internet ra đời, tuy nhiên cho đến thời điểm này nó mới thực sự “lộng hành” và dễ dàng xâm nhập khi hệ thống không được bảo vệ, gây nên những thiệt hại nặng nề.
Mã độc là gì?
Mã độc hay còn gọi với tên khác là phần mềm độc hại (Malicious Software/Malware). Đây là một chương trình được tạo ra và được bí mật chèn vào hệ thống với mục đích phá hoại. Tìm hiểu mã độc nào lây lan chủ yếu qua các lỗ hổng bảo mật hệ thống là điều rất quan trọng. Bởi khi xuất hiện trong hệ thống, chúng sẽ đánh cắp thông tin, làm gián đoạn hay tổn hại tới tính bí mật, tính vẹn toàn cùng tính sẵn sàng trên máy tính nạn nhân.
Mã độc được phân chia thành nhiều loại tuỳ theo chức năng và cách thức lây nhiễm hay phá hoại. Có 7 loại mã độc phổ biến: Virus, Trojan Horse, Ransomware, Worm, Rootkit, Botnet, Biến thể.
Xem thêm: Giải pháp bảo mật dữ liệu
Mã độc nguy hiểm như thế nào?
Bất kể người dùng trên thiết bị như máy tính, điện thoại hay các thiết bị IOT sử dụng Internet đều có thể trở thành nạn nhân của mã độc. Chúng có thể làm chậm kết nối, chậm máy và gây ra lỗi trên máy cùng hiển thị thông báo lỗi liên tục. Đồng thời cũng khiến người dùng không thể tắt hay khởi động lại máy tính.
Hơn thế nữa, kẻ có mưu đồ xấu sẽ lợi dụng malware để thu thập thông tin cá nhân, dữ liệu người dùng trên máy tính. Gây tình trạng “cướp trình duyệt” và chuyển hướng người dùng đến những site có chủ đích. Lây nhiễm và sử dụng máy để làm vật chủ để thực hiện nhiều cuộc tấn công khác.
Ngoài ra, chúng sẽ spam hộp thư đi và đến của người dùng. Dùng những Email mạo danh để gây rắc rối cho người khác. Tệ hơn nữa là cấp quyền kiểm soát toàn bộ tài nguyên hệ thống cho kẻ tấn công. Hoặc xuất hiện những thanh công cụ mới bất thường cùng biểu tượng lạ trên màn hình desktop khiến người dùng tò mò nhấp vào và gây mất dữ liệu.
Phân loại và đặc tính của từng loại mã độc
Tuỳ thuộc vào cơ chế, hình thức lây nhiễm và phương pháp phá hoại mà người ta phân biệt mã độc thành nhiều loại khác nhau: virus, trojan, backdoor, adware, spyware… Đặc điểm chung của mã độc là thực hiện các hành vi không hợp pháp (hoặc có thể hợp pháp, ví dụ như các addon quảng cáo được thực thi một cách hợp pháp trên máy tính người dùng) nhưng không theo ý muốn của người sử dụng máy tính. Dưới đây chúng ta sẽ phân loại các mã độc theo các hành vi nguy hiểm mà nó thường xuyên thực hiện:
Trojan/ Backdoors: không tự tái tạo, không gắn vào một tập tin như virus, thay vào đó được cài đặt vào hệ thống bằng cách giả làm một phần mềm hợp lệ và vô hại sau đó cho phép tin tặc điều khiển máy tính từ xa. Một trong những mục đích phổ biến nhất của trojan là biến máy tính thành một phần của mạng máy tính ma (Botnet).
Spyware: là phần mềm cài đặt trên máy tính người dùng nhằm thu thập các thông tin người dùng một cách bí mật, không được sự cho phép của người dùng.
Adware: phần mềm quảng cáo, hỗ trợ quảng cáo, là các phần mềm tự động tải, pop up, hiển thị hình ảnh và các thông tin quảng cáo để ép người dùng đọc, xem các thông tin quảng cáo. Các phần mềm này không có tính phá hoại nhưng nó làm ảnh hưởng tới hiệu năng của thiết bị và gây khó chịu cho người dùng.
Xem thêm: Giải pháp Bảo mật truy cập
Ransomware: đây là phần mềm khi lây nhiễm vào máy tính sẽ kiểm soát dữ liệu hoặc chiếm quyền điều khiển máy tính và yêu cầu nạn nhân phải trả tiền để có thể khôi phục lại dữ liệu hoặc quyền kiểm soát với hệ thống.
Virus: là phần mềm có khả năng lây nhiễm trong cùng một hệ thống máy tính hoặc từ máy tính này sang máy tính khác dưới nhiều hình thức khác nhau. Quá trình lây lan được thực hiện qua hành vi lây file. Ngoài ra, virus cũng có thể thực hiện các hành vi phá hoại, lấy cắp thông tin…
Rootkit: là một kỹ thuật cho phép phần mềm có khả năng che giấu danh tính của bản thân nó trong hệ thống, các phần mềm antivirus từ đó nó có thể hỗ trợ các module khác tấn công, khai thác hệ thống.
Worm: có khả năng tự nhân bản trên chính nó mà không cần cấy vào một tập tin lưu trữ. Chúng còn thường sử dụng Internet để lây lan, do đó gây thiệt hại nghiêm trọng cho một mạng lưới về tổng thể, trong khi virus thường chỉ nhắm vào các tập tin trên máy tính bị nhiễm. Worm lây lan chủ yếu là do các lỗ hổng bảo mật của hệ thống
Keylogger: có khả năng ghi lại mọi phím bấm mà người dùng đã nhấn trên bàn phím. Tổng hợp kết quả của các tổ hợp phím này, kẻ cài đặt keylogger có thể thu được tin nhắn cá nhân, nội dung email, số thẻ tín dụng và dĩ nhiên nguy hiểm nhất là mọi loại mật khẩu của người dùng.
Giải pháp phòng chống mã độc?
Để phòng chống mã độc, các doanh nghiệp cần thực hiện một số thao tác cơ bản như: Sao lưu tài liệu theo định kỳ; Phân quyền phù hợp cho các nhân sự sử dụng tài nguyên; Liên tục kiểm tra để phát hiện và xử lý các lỗ hổng bảo mật có thể trở thành nguy cơ gây mất an toàn,…
Lạc Hồng Tech – Đơn vị chuyên cung cấp các giải pháp bảo mật an toàn thông tin chuyên sâu cho các Đơn vị Nhà nước và Doanh nghiệp. Tại đây, chúng tôi cung cấp, phân phối các giải pháp bảo mật tiên tiến nhất trên thế giới, sẵn sàng ứng dụng cho các doanh nghiệp để đảm bảo hệ thống thông tin luôn trong tình trạng an toàn, bảo mật cao.
Để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ số Hotline: 1900 68 24.