Các công ty dược, công ty phân phối dược phẩm, mỹ phẩm ngày càng phát triển về quy mô sản xuất cũng như tầm ảnh hưởng trên thị trường. Với khối lượng khách hàng lớn bao gồm các các cơ sở kinh doanh dược phẩm, hiệu thuốc, cơ sở Y tế và các khách hàng các nhân. Các doanh nghiêp dược phẩm đang sử dụng rất nhiều phần mềm khác nhau, từ sản xuất tới kinh doanh online. Bài viết sau đây sẽ ví dụ một số sản phẩm tiêu biểu trên thị trường được các công ty liên quan tới thuốc, dược phẩm và mỹ phẩm đang dùng phần mềm gì.
1. Cần dùng phần mềm gì trong quản lý sản xuất
Các công ty sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm cần quản lý các yếu tố nguyên liệu đầu vào, chi phí nhân công và đóng gói được đặt lên hàng đầu. Ngoài ra, các công ty dược phẩm cần đạt các chỉ tiêu y tế theo tiêu chuẩn từ an toàn vệ sinh, an toàn dược liệu, quy cách và nhiều thứ khác. Vì vậy quy trình làm thủ công sẽ không thể chính xác cũng như mất rất nhiều thời gian để thu thập giữ liệu. Hầu hết các nhà máy hiện nay gia công dược phẩm đều qua dây truyền sản xuất với sự hỗ trợ của máy móc, dựa trên các định mức tiêu hao và và định mức cấu thành lên sản phẩm.
Phần mềm ứng dụng:
Vì vậy các phần mềm ERP sẽ là các lựa chọn ưu tiên, khi các sản phẩm phần mềm này sẽ tập trung vào việc quản lý kho, định mức sản xuất, chi phí nhân công, chi phí đầu ra và đầu vào cho doanh nghiệp. Các module thường được sử dụng thường là: quản lý tồn kho, nhập xuất tồn, chi phí định mức sản phẩm, … và được kết hợp luôn phần mềm kế toán. Các sản phẩm tiêu biểu như Misa, ERP Việt Nam,…
2. Phần mềm bán hàng, tiếp thị
Theo thống kế năm 2017, có 57.000 nhà thuốc trên toàn quốc và 60.000 nhà thuốc năm 2022. Cuộc chơi nổ dộ khi các ông lớn như MWG hay FPT với chuỗi nhà thuốc Long Châu và Phúc An Khang được mở trên toàn quốc. Chỉ tính riêng Hà Nội có 1.160 cơ sở bán buôn, 3.470 nhà thuốc, 2.250 quầy thuốc ( Theo sở Y Tế Hà Nội năm 2018). Vậy để có thể phân phối và giới thiệu sản phẩm tới các quầy thuốc trên địa bàn Hà Nội là rất lớn. Phần mềm cần giải quyết được các vấn đề như: Nhân viên ra vào cửa hàng, số lượng sản phẩm bán hoặc ký gửi tại cửa hàng, quãng đường di chuyển hay doanh thu cửa hàng là một điều rất cần thiết.
Phần mềm ứng dụng:
Các phần mềm giám xát nhân viên thị trường hiện nay không có nhiều. Sản phẩm Ksmart là một trong những phần mềm tiên phong trong lĩnh vực này. Ksmart giúp quản lý nhân viên không làm việc trực tiếp tại văn phòng, theo dõi ra vào điểm các cửa hàng, thiết lập hệ thống khách hàng qua google map. Sản phẩm hiện nay đang được dùng bởi rất nhiều các hệ thống bán buôn, sỉ lẻ, công ty dược phẩm có đội ngũ nhân viên kinh doanh thị trường tới trực tiếp cửa hàng hoặc hộ gia đình tư nhân.
3. Phần mềm gọi điện, tổng đài
Bộ phận telesale có lẽ là phần mạnh nhất của các công ty dược, cửa hàng dược và công ty mỹ phẩm hiện nay. Các cửa hàng dược cũng có các đội ngũ telesale tư vấn sản phẩm trực tiếp tới khách hàng mà không cần phải tới tận nơi. Đối với một nhóm nhỏ có thể sử dụng đơn giản qua một vài chiếc điện thoại và kết bạn khách hàng qua nền tảng mạng xã hội. Nhưng phần lớn các công ty có đội ngũ telesale hiện tại đều sử dụng các phần mềm call center, phần mềm tổng đài kết nối cuộc gọi. Các phần mềm tổng đài này cần đảm bảo các chức năng như: nghe gọi trên điện thoại hoặc máy tính, tạo thẻ ghi nhận khách hàng hoặc thông tin cũ của khách hàng, liên kết mạng xã hội, ghi âm cuộc gọi, …
Phần mềm ứng dụng:
Sản phẩm cần đem lại cho nhân viên telesale có thể tiếp cận và cập nhập thông tin của khách hàng một cách nhanh chóng và chính xác. Điều này tạo sự tin tưởng và tính chuyên nghiệp của nhân viên cũng như doanh nghiệp. Để từ đó xây dựng niềm tin, khách hàng sẽ dễ dàng lắng nghe hay dành thời gian cho người nhân viên. Việc kết nối nhanh với các nền tảng mạng xã hội cũng là một lợi thế khi giúp nhân viên telesale trở nên thân thiết hơn với khách hàng. Bộ giải pháp tổng đài chăm sóc khách hàng Toda có đầy đủ các tính năng cũng như dễ sử dụng khi cần kết nối nhanh với khách hàng. Thông tin khách hàng hiển thị khi tiếp nhận số điện thoại của khách. Ngoài ra phần mềm cũng có thể kết nối chung với các số tổng đài như 1900 hay voice brandname của doanh nghiệp mà không cần phải lắp thêm các thiết bị trung gian.
4. Phần mềm quản lý khách hàng, đơn hàng, doanh thu, kho vận
Công ty dược ngày nay không chỉ cung cấp sản phẩm cho các hiệu thuốc, các cơ sở y tế mà còn trực tiếp phân phối khách hàng qua nhiều kênh khác nhau như: sàn thương mại điện tử, các nền tảng mạng xã hội, kinh doanh online, ký gửi hoặc chia hoa hồng. Với số lượng khách hàng lớn và đơn hàng đi theo nhiều nguồn khác nhau, để kiểm soát hết được thì cần có 1 hệ thống quản lý khách hàng và đơn hàng, đi kèm với hệ thống tình trạng kho vận. Các nhân viên cần nắm bắt được tình trạng giao hàng tới khách hoặc tình trạng khách hàng hay số lượng thuốc trên đơn hàng của mình. Từ đó có thể chăm sóc tới khách hàng vì đối tượng này thường là người trung tuổi hoặc cao tuổi, thường xuyên liên hệ trực tiếp qua điện thoại.
Phần mềm ứng dụng:
Tuha hay Sapa khá nổi bật trong mảng này khi giao diện đơn giản, có thể sử dụng trên bản web và điện thoại. Thông tin khách hàng được hiển thị dễ dàng, thông tin khách hàng được ẩn chỉ có từng bộ phận mới xem được. Đơn hàng liên kết trực tiếp với hệ thống bên vận chuyển. Trạng thái đơn hàng được cập nhập tự động.
Tổng kết:
Hi vọng bài viết trên giúp bạn biêt được các công ty dược phẩm, mỹ phẩm đang dùng phần mềm gì trong quá trình tổ chức kinh doanh. Công nghệ là một phần của doanh nghiệp ngày nay. Khi công nghệ áp dụng đúng lúc, đúng cách sẽ giúp thúc đẩy danh số và phát triển cho doanh nghiệp.