Thông tin tình báo bảo mật là quá trình xác định và phân tích các mối đe dọa mạng. Thuật ngữ “ Threat Intelligence” có thể đề cập đến dữ liệu được thu thập về các mối đe dọa tiềm ẩn hoặc quá trình thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu đó để hiểu rõ hơn về các mối đe dọa. Threat Intelligence bao gồm việc sàng lọc dữ liệu, kiểm tra theo ngữ cảnh để phát hiện các vấn đề và triển khai các giải pháp cụ thể cho vấn đề được tìm thấy.
Threat Intelligence hay thông tin tình báo về mối đe dọa là gì?
Thông tin tình báo về mối đe dọa thường bị nhầm lẫn với một số thuật ngữ khác. Chẳng hạn như mọi người thường nhầm lẫn giữa “dữ liệu mối đe dọa” và “thông tin tình báo mối đe dọa”.
Dữ liệu về mối đe dọa là danh sách các mối đe mà bạn có thể gặp phải
Thông tin tình báo về mối đe dọa là bức tranh toàn cảnh về bối cảnh và dữ liệu được mở rộng hơn để có thể cung cấp các thông tin sớm về các mối đe dọa.
Về bản chất, threat intelligence cho phép các tổ chức đưa ra quyết định bảo mật nhanh hơn và sáng suốt hơn. Nó khuyến khích việc chủ động thay vì phản ứng chống lại các cuộc tấn công mạng.
Tai sao thông tin tình báo mối đe dọa (Threat Intelligence) lại quan trọng?
Tình báo về mối đe dọa là một phần quan trọng của bất kỳ hệ sinh thái an ninh mạng nào. Một chương trình tình báo về mối đe dọa, đôi khi được gọi là CTI có thể:
Ngăn ngừa mất dữ liệu: Với chương trình TI được xây dựng tốt, các tổ chức có thể phát hiện các mối đe dọa mạng và ngăn chặn vi phạm dữ liệu làm lộ các thông tin nhạy cảm.
Cung cấp hướng dẫn về các biện pháp bảo mật: Bằng cách xác định và phân tích mối đe dọa. TI phát hiện cách tin tặc sử dụng và giúp tổ chức áp dụng các biện pháp bảo mật các cuộc tấn công trong tương lai.
Thông báo cho người khác: Tin tặc ngày càng thông minh và áp dụng nhiều loại công nghệ mới. Để theo kịp, các chuyên gia an ninh mạng chia sẻ các chiến thuật mà họ đã thấy với cộng động để tạo một cơ sở kiến thức tập thể nhằm chống lại tội phạm mạng.
Các loại tình báo mối đe dọa
Threat Intelligence thường được chia thành ba loại: chiến lược, chiến thuật và hoạt động.
Tình báo về mối đe dọa mạng chiến lược:
Đây là một phân tích cao cấp được thiết kế cho đối tượng không phải là chuyên gia kỹ thuật – Ví dụ như cho hội đồng quản trị hoặc giám đốc các tổ chức không quá am hiểu về kỹ thuật. Nó bao gồm các chủ đề về an ninh mạng có thể tác động tới hoạt động kinh doanh và xem xét các xu hướng tấn công mạng, Thông tin tình báo mối đe dọa mạng chiến lược thường dựa trên các nguồn mở và được tập hợp lại, nội dung thường từ các phương tiện truyền thông, nghiên cứu, cộng đồng,…
Tình báo về mối đe dọa mạng chiến thuật
Tình báo chiến thuật xác định các chỉ số xâm phạm đơn giản IOC để cho phép các nhóm CNTT tìm kiếm và loại bỏ các mối đe dọa cụ thể trong mạng.Tập trung vào các yếu tố như IP xấu, tên miền độc hại, lưu lượng truy cập bất thường, đăng nhập bất thường hoặc yêu cầu đặc biệt.
Thông tin về hoạt động các mối đe dọa
Đằng sau mỗi cuộc tấn công mạng đều phải trả lời những câu hỏi: ai là kẻ tấn công, tại sao, và các thức tấn công như thế nào. Tình báo mối đe dọa hoạt động được thiết kế để trả lời những câu hỏi này bằng cách nghiên cứu các cuộc tấn công mạng trong quá khứ để rút ra kết luận về ý định. Tình hình các mối đe dọa hoạt động đòi hỏi nhiều nguồn lực hơn tình báo chiến thuật. Điều này là do những kẻ tấn công không thay đổi chiến thuật, kỹ thuật và quy trình mà ta hay gọi là TTP một cách dễ dàng nhưng chúng có thể thay đổi các công cụ bằng các phần mềm độc hại tiên tiến hơn.
Quy trình của tình báo mối đe dọa bảo mật ( Threat Intelligence)
Các chuyên gia an ninh mạng sử dụng khái niệm vòng đời liên quan đến tình báo đe dọa. Một ví dụ điển hình về vòng đời mối đe dọa mạng sẽ bao gồm các giai đoạn sau: chỉ đạo, thu thập, xử lý, phân tích, phổ biến và phản hồi.
Giai đoạn 1: Định hướng ( Direction)
Giai đoạn này tập trung vào việc thiết lập mục tiêu cho chương trình tính báo mối đe dọa. Có thể bao gồm
- Tìm hiểu các khía cạnh của tổ chức cần được bảo vệ và sắp xếp thứ tự yêu tiên
- Xác định thông tin tình báo về mối đe dọa mà tổ chức cần để bảo vệ tài sản và ứn phó với các mối đe dọa
- Hiểu được tác động của phạm vi an ninh mạng đối với toàn bộ tổ chức
Giai đoạn 2: Thu thập thông tin ( Collection)
Giai đoạn này về việc thu thập dữ liệu để hỗ trợ các mục tiêu và mục đích được đặt ra trong Giai đoạn 1. Số lượng và chất lượng của dữ liệu đều rất quan trọng và tránh bỏ sót các sự kiện có thể trở thành mối đe dọa nghiêm trọng hoặc bị đánh lừa bởi các kết quả giả. Trong giai đoạn này, các tổ chức cần xác định các nguồn dữ liệu của mình:
- Dữ liệu từ mạng nội bộ và thiết bị bảo mật
- Nguồn dữ liệu về mối đe dọa từ tổ chức an ninh mạng đáng tin cậy
- Tin tức từ các nguồn tin tức hoặc trang chia sẻ mở
Giai đoạn 3: Xử lý (Processing)
Tất cả dữ liệu đã thu thập cần được chuyển thành định dạng mà tổ chức có thể sử dụng. Các phương pháp thu thập dữ liệu khác nhau sẽ yêu cầu các phương tiện xử lý khác nhau.sẽ yêu cầu các phương tiện xử lý khác nhau. Điều này đòi hỏi phải sắp xếp các điểm dữ liệu thành bảng tính, giải mã tệp, dịch thông tin và đánh giá độ tin cậy của dữ liệu
Giai đoạn 4: Phân tích (Analysis)
Sau khi dữ liệu đã được xử lý thành định dạng có thể sử dụng, dữ liệu cần được phân tích. Phân tích là quá trình biến thông tin tình báo thu thập được có thể đưa ra các hướng giải quyết cho tổ chức. Các quyết định này có thể bao gồm việc có nên tăng đầu tư vào các nguồn lực an ninh hay không, có nên điều tra các mối đe dọa cụ thể hay một loạt các mối đe dọa tiềm ẩn. Cần thực hiện những hành động nào để ngăn chặn các mối đe dọa tức thời và những công cụ tình báo về mối đe dọa.
Giai đoạn 5: Phổ biến (Dissemination)
Sau khi phân tích đã được thực hiện, các khuyến nghị và kết luận chính cần được đưa ra cho các tổ chức. Các nhóm khác nhau với các nhu cầu và tiêu chuẩn tuân thủ bảo mật khác nhau. Để cung cấp thông tin tình báo hiệu quả, cần xem mỗi đối tượng cần thông tin tình báo nào, định dạng và tần suất.
Giai đoạn 6: Phản hồi (Feedback)
Phản hồi từ các bên liên quan sẽ giúp cải thiện chương trình tình báo các mối đe dọa. Đảm bảo rằng chương trình phù hợp với yêu cầu và mục tiêu.
Các ưu điểm nổi bật khi sử dụng giải pháp tình báo bảo mật ( Threat Intelligence)
Mọi người quan tâm đến bảo mật đều được hưởng lợi từ thông tin tình báo về mối đe dọa. Đặc biệt bạn đang điều hành một doanh nghiệp hoặc bộ phận quản lý bảo mật cho tổ chức.
Giảm thiểu rủi ro
Tin tặc luôn tìm kiếm những cách thức mới để xâm nhập vào hệ thống mạng của doanh nghiệp. Thông tin tình báo về mối đe dọa mạng cho phép các doanh nghiệp xác định các lỗ hổng mới khi chúng vừa xuất hiện, giảm thiểu nguy cơ mất dữ liệu hoặc gián đoạn hoạt động kinh doanh hàng ngày.
Tránh vi phạm dữ liệu
Một hệ thống tình báo mối đe dọa mạng toàn diện sẽ giúp tránh việc tổ chức bị vi phạm dữ liệu. Hệ thống này thực hiện bằng cách giám sát các tên hiền hoặc địa chỉ IP đáng ngờ đang cố gắng kết nối tới hệ thống của tổ chức. Một số hệ thống TI sẽ chặn các địa chỉ IP đáng ngờ nên không thể đánh cắp được dữ liệu của bạn. Tin tặc có thể làm tràn lưu lượng truy cập bằng các cuộc tấn công DDoS.
Giảm chi phí
Việc thất thoát dữ liệu có thể gây rất tốn kém, những chi phí có thể phải trả như chi phí luật sư, tố tụng, tiền phạt hoặc khắc phục sự cố. Bằng cách giảm rủi ro vi phạm dữ liệu, thông tin tình báo về mối đe dọa mạng sẽ giúp tích kiệm những khoản tiền này