Bảo mật đám mây ( Cloud Security) là gì?
Bảo mật đám mây là một nhóm các chính sách, quy trình, công cụ và công nghệ bảo mật được thiết kế để bảo vệ người dùng, dữ liệu quan trọng, ứng dụng và cơ sở hạ tầng trong môi trường điện toán đám mây. Các giải pháp bảo mật đám mây toàn diện nhất bao trùm khối lượng công việc, người dùng và tài nguyên SaaS để bảo vệ người dùng khỏi việc vi phạm dữ liệu, sử dụng phần mềm độc hại và các mối đe dọa bảo mật khác.
Tầm quan trọng của việc bảo mật điện toán đám mây
Nền tảng đám mây đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại khi nó giúp mọi công việc và hoạt động trực tuyến. Hệ thống điện toán đám mây giúp công việc giao tiếp kỹ thuật số và các hoạt động trên nền tảng số thuận tiện hơn, đẩy nhanh hiệu quả làm việc cũng như giải trí. Khi các nhân viên, dữ liệu và ứng dụng đám mây trở nên mở rộng hơn, các mô hình cũ sẽ khiến hiệu suất bị chậm và kém an toàn hơn.
Trong một nền kinh tế phức tạp thúc đẩy sự đổi mới, các hoạt động kinh doanh ngày càng bị ảnh hưởng bởi các tội phạm tấn công mạng. Các tổ chức phải có sự linh hoạt và chủ động trong việc bảo mật hệ thống điện toán đám mây. Việc bảo mật đám mây cần đảm bảo các yếu tố vệ mức độ bảo mật, hoạt động xuyên suốt và không gây ảnh hưởng tới trải nghiệm của người sử dụng.
Bảo mật đám mây hoạt động như thế nào?
Hệ thống điện toán đám mây hoạt động an toàn khi nhiều công nghệ phối hợp với nhau để bảo vệ dữ liệu và ứng dụng từ nhiều góc độ. Điều này cơ bản là gồm firewall, Identity and Access Management (IAM), phân đoạn và mã hóa.
Thay vì bảo vệ bề mặt của các cuộc tấn công, bảo mật đám mây bảo vệ tài nguyên và dữ liệu riêng lẻ. Điều này có nghĩa là triển khai các biện pháp bảo mật có mức độ chi tiết hơn, chẳng hạn như Cloud Security Posture Management (CSPM), bảo vệ dữ liệu, bảo mật dữ liệu, khắc phục hậu quả và tuân thủ quy định.
Trong môi trường đám mây, đặc biệt các nền tảng đám mây có sự kết hợp giữa điện toán đám mây công cộng ( Public Cloud) với trung tâm dữ liệu riêng tư. Điều này có thể tồn tại nhiều lỗ hổng bên trong. Đó là lý do tại sao việc tận dụng các biện pháp kiểm soát quyền truy cập, xác minh đa yếu tố, bảo vệ dữ liệu, mã hóa và quản lý cấu hình sẽ giúp cho việc truy cập trở nên bảo mật hơn.
Ưu nhược điểm của bảo mật hệ thống đám mây
Khi bạn di chuyển tài nguyên và dữ liệu ra khỏi hệ thống mạng , các biện pháp phòng vệ bề mặt các cuộc tấn công không còn hiệu quả nữa. Bạn phải đánh giá các cách hỗ trợ hiệu quả mà không ảnh hưởng tới năng suất của người dùng, xác định các vấn đề bảo mật, giảm thiểu rủi ro về lỗ hổng bảo mật dữ liệu, chặn các phần mềm độc hại. Bảo mật đám mây có thể mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng tiềm ẩn các rủi ro khác.
Ưu điểm:
– Khả năng mở rộng quy mô bảo mật để đáp ứng được các yêu cầu của tổ chức và sự phát triển mạnh mẽ của doanh nghiệp
– Tăng khả năng hiển thị và bảo mật cho tài nguyên của mình trên hệ thống đám mây và các thiết bị đầu cuối
– Tiết kiệm chi phí thông qua việc giảm cơ sở hạ tầng tại chỗ và chi phí bảo trì hệ thống
– Quản lý tập trung để đơn giản hóa việc giám sát và thực hiện các chính sách bảo mật
– Dự phòng các tình huống xấu có thể xảy ra, giảm khả năng bị gián đoạn trong thời gian khắc phục hậu quả
– Tự động cập nhập các tính năng và các cách thức vá lỗ hổng mới nhất một cách thường xuyên
Nhược điểm:
– Nguy cơ cấu hình sai khiến dữ liệu bị truy cập trái phép
– Lo ngại về việc tuân thủ các quy định về xử lý dữ liệu của các tổ chức đặc thù
– Vấn đề về độ trễ của việc truyền tải dữ liệu do quá trình xử lý hoặc xác minh
– Quyền riêng tư của chủ sở hữu dữ liệu
4 giải pháp bảo mật đám mây phổ biến thường được áp dụng
Identity and Access management (IAM) : Quản lý danh tính và quyền truy cập giúp cung cấp quyền truy cập vào tài nguyên trên nền tảng đám mây. IAM cũng giúp bạn ngăn chặn việc truy cập trái phép vào dữ liệu, ứng dụng và cơ sở hạ tầng được chia sẻ trên đám mây.
Data loss prevention (DLP): Ngăn ngừa mất dữ liệu để theo dõi và kiểm tra dữ liệu nhằm ngăn chặn việc rỏ rỉ. DLP là một yếu tố thiết yếu trong bảo mật điện toán đám mây mà mô hình bảo mật truyền thống không thể thực hiện hiệu quả.
Mã hóa dữ liệu: để mã hóa dữ liệu không cho kẻ tấn công có thể trích xuất dữ liệu. Mã hóa cũng giúp việc thiết lập quyền riêng tư theo quy định quốc tế. Đảm bảo an toàn dữ liệu thông tin người dùng.
Security information and event management (SIEM) Quản lý sự kiện và thông tin bảo mật để phân tích nhật ký bảo mật trong thời gian thực, giúp nhóm bảo mật tăng cường khả năng chống chọi lại các cuộc tấn công
Đơn vị vung cấp giải pháp bảo mật đám mây
Lac Hong Tech hiện là đơn vị cung cấp giải pháp bảo mật điện toán đám mây ( cloud security) của hãng bảo mật Sysdig với ứng dụng CNAPP.