Điện toán đám mây là gì?
Điện toán đám mây (Cloud computing) hiện đang thống trị toàn cầu như một phương tiện truy cập tài nguyên qua internet. Nó cho phép các tổ chức ủy thác một số dữ liệu, ứng dụng và cơ sở hạ tầng của họ cho các nhà cung cấp đám mây có thể lưu trữ, quản lý hoặc bảo mật các tài nguyên đó.
Phân loại các dịch vụ đám mây ( Cloud Service)
Các loại hình dịch vụ nền tảng và cơ sở hạ tầng khác nhau có sẵn từ các nhà cung cấp dịch vụ đám mây công cộng như Amazon Web Services (AWS), Microsoft Azure hay Google Cloud đang rất phổ biến.
4 loại hình triển khai cơ sở hạ tầng đám mây:
Private Cloud ( Cơ sở hạ tầng đám mây cá nhân) Cơ sở hạ tầng chuyên dụng được sử dụng bởi một tổ chức hoặc thuộc sở hữu của một bên thứ 3, chịu trách nhiệm quản lý bảo mật của tổ chức đó. Người dùng phố biến như nền tảng hạ tầng của chính phủ, công ty tài chính và người dùng khác có cơ sở dữ liệu riêng biệt cần bảo mật. Các cơ sở dữ liệu sẽ được chia sẻ một cách đặc biệt cho riêng họ.
Public Cloud( Cơ sở hạ tầng đám mây công cộng): Cơ sở hạ tầng do bên thứ 3 sở hữu và được chia sẻ giữa các tổ chức, cùng chia sẻ trách nhiệm bảo mật với các nhà cung cấp. Các dịch vụ đám mây công cộng phổ biến ngày nay như Google Space và Microsoft 365. Tất cả hệ thống sẽ được sử dụng chung một hệ thống máy chủ vật lý, có kết nối chia sẻ công khai giữa các khách hàng với nhau. Nhưng điều này không đồng nghĩa là các khách hàng có thể truy cập vào hệ thống lẫn lộn của nhau.
Hybrid Cloud (Cơ sở hạ tầng đám mây lai) là sự kết hợp giữa Private Cloud và Public Cloud. Trong đó một tổ chức sử dụng từng điểm mạnh của nền tảng chẳng hạn như tính mở rộng của hệ thống đám mây công cộng và sự kiểm soát chặt chẽ và tách biệt của cơ sở đám mây cá nhân. Người dùng phổ biến thường là các nhóm DevOps hoặc những người cần hệ thống làm việc linh hoạt, có thể chủ động cấu hình và sử dụng độc lập.
Multicloud: Cơ sở hạ tầng đám mây dùng chung, thường được sử dụng bởi các tổ chức cần quyền truy cập vào cùng ứng dụng và có thể yêu cầu chia sẻ dữ liệu và quyền riêng tư ( VD: PCI DSS – là yêu cầu bắt buộc dành cho các loại hình thanh toán quốc tế như Visa, MasterCard, …). Các doanh nghiệp sử dụng môi trường điện toán đám mây để truy cập vào các dịch vụ của nhiều nhà cung cấp khác nhau.
4 loại dịch vụ đám mây được cung cấp
Infrastructure as a service (IaaS) là cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ. Cơ sở hạ tầng ảo, do bên thứ ba quản lý, mà ở đó các tổ chức có thể cài đặt phần mềm, ứng dụng dịch vụ của họ. Các nhà cung cấp chịu trách nhiệm bảo mật các dịch vụ điện toán cốt lõi, cung cấp tài nguyên, internet và kho lưu trữ theo yêu cầu. Khách hàng sẽ phải tự bảo mật nội dung ngoài hệ điều hành bảo gồm cả ứng dụng, dữ liệu, phần mềm trung gian…
Platform as a service (PaaS) là nền tảng dưới dạng dịch vụ. Các nhà phát triển công cụ phân phối trên nền tảng đám mây có thể sử dụng để xây dựng, thí nghiệm hoặc triển khai các ứng dụng trong môi trường mở rộng. Khách hàng phải bảo vệ ứng dụng, dữ liệu và quyền truy nhập người dùng.
Software as a service (SaaS) là phần mềm dưới dạng dịch vụ. Các giải pháp phần mềm hoàn chỉnh được phân phối từ hệ thống đám mây, các nhà cung cấp dịch vụ có thể miễn phí hoặc yêu cầu trả phí dựa theo dung lượng hoặc thời gian sử dụng dịch vụ( VD: Google Docs, Google Drive,..) Trong mô hình này khách hàng cung cấp bảo mật cho dữ liệu, người dùng và thiết bị đầu cuối.
Functions as a service (FaaS) là chức năng như một dịch vụ. Tương tự như PaaS, nhưng phù hợp với các chức năng riêng lẻ của từng ứng dụng, có thể thay đổi cấu hình và thiết lập rất nhanh
Lợi ích của việc sử dụng điện toán đám mây
Nhanh chóng tiện lợi
Điện toán đám mây giúp người dùng dễ dàng tiếp cận với nhiều loại công nghệ mới, để có thể truy cập và sử dụng nhanh chóng. Việc tải dữ liệu hoặc sử dụng trực tiếp trên hệ thống đám mây là lợi thế đáng kể.
Tính linh hoạt về quy mô
Cloud cho phép người dùng thay đổi tăng hoặc giảm bớt tài nguyên tùy thuộc theo nhu cầu sử dụng. Không cần đầu tư quá nhiều, chỉ cần trả tiền theo những gì cần sử dụng.
Tích kiệm chi phí
So với việc phải lắp đặt nhiều loại thiết bị, máy chủ vật lý, chi phí bảo trì và vận hành hay phải trả tiền cấu hình như máy chủ ảo VPS. Máy chủ ảo đám mây sẽ chỉ yêu cầu trả tiền theo mức phí dịch vụ và nhu cầu sử dụng đăng ký.
Truy cập bất kỳ đâu
Người dùng có thể truy cập và sử dụng điện toán đám mây ở bất kỳ đâu thông qua internet. Ngoài ra việc dễ dàng chia sẻ dữ liệu cũng là một lợi thế.
Triển khai đơn giản
Việc triển khai và sử dụng cũng khá là đơn giản. Tùy vào nhu cầu và quy mô sử dụng mà người dùng có thể lựa chọn các nhà cung cấp phù hợp với ứng dụng và dung lượng sử dụng. Chỉ cần thao tác lựa chọn đơn giản và thanh toán trực tuyến là có thể có cho mình một cơ sở hệ thống lưu trữ đám mây riêng.
Sử dụng dễ dàng nhưng vẫn đảm bảo tính bảo mật
Đơn vị cung cấp dịch vụ máy chủ đám mây thường có cơ sở vật lý và trung tâm dữ liệu lớn. Đảm bảo việc lưu trữ và backup thường xuyên. Các trung tâm dữ liệu này thường được bảo mật nhiều lớp để đảm bảo tính bảo mật. So với một doanh nghiệp không chuyên về công nghệ thì đây vẫn là một lựa chọn hoàn hảo.