Data Tokenization là gì và cách thức hoạt động của công nghệ mới này như thế nào? Tại sao các ngân hàng, bảo hiểm hay các doanh nghiệp có sử dụng, thu thập thông tin khách hàng nên sử dụng tính năng bảo vệ dữ liệu này. Tất cả các thắc mắc này sẽ được Lạc Hồng Tech giải thích và trình bày bằng các ví dụ cụ thể, để giúp bạn nắm bắt được rõ nhất cách thức triển khai cũng như ưu điểm của công nghệ mã thông báo.
Data Tokenization là gì?
Tokenization hay mã thông báo hay mã hóa kỹ thuật số đều là cách gọi của công nghệ bảo mật dữ liệu này. Công nghệ này cho phép mã hóa dữ liệu của bạn bằng các thông tin khác không liên quan tới dữ liệu được bảo mật. Công nghệ Token này cho phép các dữ liệu được xử lý ngay khi lập tức mà không cần đến chìa khóa mà toàn bộ các dữ liệu đều dữ nguyên đầy đủ và giữ tính bảo mật.
Tokenization như một cánh cổng mà khi dữ liệu đi qua sẽ được khoác cho mình ngay lập tức một vỏ bọc nhờ công nghệ Token. Và ngay cả khi dữ liệu cần được sử dụng tới cũng không cần phải mã hóa ngược lại mới có thể sử dụng được. Điều này sẽ giảm thiểu rủi ro lộ thông tin dữ liệu khi bị rò rỉ hay đánh cắp thì đối tượng đó cũng không thể sử dụng được.
Data Tokenization là công nghệ masking tốt nhất thế giới được Gartner công nhận và được sử dụng 3 trên 5 tổ chức tín dụng credit card lớn nhất thế giới sử dụng.
Cách thức hoạt động của Data Tokenization, so sánh tokenization và encryption
So sánh về cách thức hoạt động của Token và Encrypt
Có thể thấy rằng dữ liệu liệu được Token hóa ngay sau khi thu thập thông tin và dữ liệu của khách hàng từ các application. Việc mã hóa dữ liệu trước khi được lưu trữ ở một nơi nào đấy chẳng hạn như database sẽ giúp thông tin được bảo mật mà không làm thay đổi nội dung.nhạy cảm.
Trong quá trình di chuyển và sử dụng dữ liệu. Đối với phương thức mã hóa cổ điển, dữ liệu sẽ cần phải mã hóa ngược để có thể đọc được thông tin, đây chính là kẽ hở mà tin tặc có thể nhắm tới để đánh cắp dữ liệu quan trọng. Con đối với phương thức Token, dữ liệu được masking và di chuyển tới điểm cuối mà không phải mã hóa ngược. Điều này đảm bảo rằng các thông tin sẽ được giữ bảo mật ngay cả khi hacker có lấy được các dữ liệu này.
So sánh Tokenization và Encrypt
Đối với mã hóa truyền thống, các dữ liệu sẽ được mã hóa dưới dạng thuật toán đặc biệt. Yêu cầu cần có key để có thể mã hóa ngược lại để đọc thông tin. Khi mã hóa dữ liệu, file mã hóa sẽ tạo ra một bản dữ liệu mới bao gồm bản dữ liệu gốc và bản dữ liệu được mã hóa. Mã hóa truyền thống sẽ thay đổi độ dài và loại dữ liệu được bảo v, trong khi mã hóa token thì không thay đổi cả hai.
Đối với mã hóa token, dữ liệu sẽ được token hóa một phần nội dung tùy theo yêu cầu và tính sử dụng của dữ liệu. Dữ liệu được mã hóa sẽ giữ lại một phần giá trị có thể sử dụng được. Các dữ liệu này sẽ là các dữ liệu gốc đã được mã hóa bằng dữ liệu thay thế, vì thế đây vừa là dữ liệu gốc vừa là dữ liệu mã hóa chỉ có một bản duy nhất. Người sử dụng cũng không cần tới key mà có thể sử dụng được theo phân quyền, để có thể đọc được các giá trị gốc.
Ngoài việc rủi ro do mất key thì mã hóa bằng encrypt vẫn có khả năng mã hóa ngược do cấu trúc mã hóa có quy tắc, còn đối với Token thì việc mã hóa này không tuân theo quy tắc nào quả. Tất cả sẽ được masking theo quy ước riêng do Token tạo ra.
Tokenization và PCI DSS
Giải pháp mã hóa tokenization thỏa mãn các tiêu chuẩn của ngành thẻ thanh toán (PCI) không cho phép các nhà bán lẻ lưu trữ số thẻ tín dụng trên thiết bị POS hoặc trong cơ sở dữ liệu của họ khi khách hàng giao dịch.
Trong trường hợp này, các nhà cung cấp dịch vụ cho người bán cần một trình điều khiển hệ thống POS để chuyển đổi thẻ tín dụng thành các giá trị được tạo ngẫu nhiên bằng token. Vì mã thông báo không phải là số tài khoản chính (PAN) nên không thể sử dụng được bên ngoài.
Các lợi ích của việc sử dụng mã hóa token
Mã thông báo khiến tin tặc khó truy cập vào dữ liệu hơn hệ thống cũ. Ngay cả khi dữ liệu gốc đã bị đánh cắp thì việc mã hóa ngược cũng không thể xảy ra.Những lợi ích chính của token hóa:
- Nó tương thích với các hệ thống cũ hơn là mã hóa
- Quá trình sử dụng ít tốn tài nguyên hơn so với mã hóa
- Giúp giảm rủi ro ảnh hưởng khi bị vi phạm bảo mật dữ liệu
- Giúp bảo mật thông tin cá nhân, thông tin người dùng, các dữ liệu quan trọng
- Tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn bảo mật như PCI DSS, GDPR, HIPAA,…
- Dữ liệu vẫn có thể được sử dụng khi đã được bảo vệ
Các loại token
Có nhiều cách để phân loại tokenization nhưng ta có thể chia thành 3 loại token chính – khác nhau dựa trên mối quan hệ của chúng với tài sản trong thế giới thực mà chúng đại diện
- Mã thông báo tài sản/ bảo mật: Đây là những token mang lại giá trị đầu tư tích cực.
- Token tiện ích: Mã thông báo tiện ích có thể cấp quyền truy cập trực tiếp vào sản phẩm hoặc nền tảng cho hàng hóa và dịch vụ trong tương lai do nền tảng đó cung cấp. Nó làm tăng thêm giá trị cho chức năng của sản phẩm.
- Token thanh toán: Chúng được tạo ra như một phương thức thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ bên ngoài nền tảng mà chúng tồn tại
Giải pháp Token hóa có phải là tương lai?
Token hóa ngày càng được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp và dịch trong 5 năm nay. Có khả năng nó sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng khi ngày càng có nhiều công ty muốn tăng cường bảo mật an ninh, giảm thiểu chi tiêu và tuân thủ các chính sách, quy định được đề ra.
Trên khắp thế giới, mọi người muốn tìm hiểu thêm về công nghệ tiên tiến, tương lai này và nó nhanh chóng trở nên phổ biến trong nhiều lĩnh vực. Giống như blockchain đã giúp cách mạng hóa nhiều lĩnh vực, nó cũng đã thay đổi cách chúng ta suy nghĩ và sử dụng token hóa.
Tokenization cung cấp các tùy chọn có thể tùy chỉnh và kết hợp tài chính truyền thống với thế giới kỹ thuật số. Mã hóa thông báo bảo mật có thể được thiết kế và điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp tích kiệm chi phí.