Tài sản kỹ thuật số của các tổ chức thuộc mọi quy mô phải quản lý cần thiết hơn bao giờ hết. Chúng ta hãy xem xét kỹ hơn cách doanh nghiệp doanh nghiệp quản lý nội dung, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ lợi ích của người dùng thông qua DRM như thế nào
DRM là gì?
DRM hay quản lý quyền kỹ thuật số (Digital rights management) là việc sử dụng công nghệ để kiểm soát và quản lý quyền truy cập vào tài liệu có bản quyền. Một ý nghĩa khác của DRM là việc bàn giao việc kiểm soát nội dung kỹ thuật số cho một chương trình máy tính quản lý. DRM nhằm mục đích bảo vệ quyền của chủ sở hữu bản quyền và ngăn chặn nội dung bị phân phối hoặc sao chép sửa đổi trái phép.
DRM ngày càng quan trọng khi nội dung kỹ thuật số lan truyền thông qua trao đổi tệp, trang web torrent và vi phạm bản quyền trực tuyến. Đối với các công ty giải trí và truyền thông thì tự bảo vệ mình khỏi các vấn đề vi phạm bản quyền. Không chỉ là việc tránh việc bị đánh cắp mà còn để thực hiện và tuân thủ đúng các chính sách để không xảy ra tranh chấp.
DRM cho phép tác giả, nhạc sĩ, nhà làm phim và nhà sáng tạo nội dung làm rõ và kiểm soát những gì mọi người có thể hoặc không thể làm với nội dung của họ. Nó cho phép bảo vệ tài liệu bản quyền, bảo vệ khoản đầu tư sáng tạo và tài chính của các tác phẩm của mình. Đồng thời khuyến các phương tiện truyền thông của họ không bị đánh cặp hoặc chia sẻ bất hợp pháp.
Cách thức hoạt động của DRM
DRM hoạt động bằng cách hạn chế quyền dùng trái phép truy cập, chỉnh sửa hoặc chia sẻ tài sản kỹ thuật số của bạn. Phần mềm DRM hoạt động như một nền tảng để ngăn chặn người dùng sử dụng nội dung trái phép theo những cách mà chủ sở hữu không chấp thuận. Phần mềm DRM có thể tổ chức những công việc sau:
Thực thi quyền kỹ thuật số ( Digital rights enforcement). Phần mềm DRM thực thi các chính sách sử dụng và quyền kỹ thuật số được đưa ra để bảo vệ từng tài sản kỹ thuật số. Nó đảm bảo rằng người dùng tuân thủ các điều khoản sử dụng do người tạo nội dung hoặc chủ sở hữu xác nhận quyền.
Kiểm soát quyền truy cập (Access control). Phần mềm DRM giúp các tổ chức quản lý người dùng nào có thể truy cập nội dung nào. Phần mềm có thể quản lý các phương thức xác thực người dùng và mật khẩu, chứng chỉ kỹ thuật số.
Quản lý giấy phép ( license management). DRM giúp quản lý việc tạo, phân phối và xác thực các giấy phép cấp cho người dùng quyền truy cập vào nội dung hoặc sản phẩm họ đã mua.
Mã hóa nội dung. Phần mềm DRM sử dụng các kỹ thuật mã hóa để bảo vệ các tệp và phương tiện kỹ thuật số khỏi bị truy cập hoặc tiêu thụ trái phép. Mã hóa chuyển đổi nội dung thành định dạng mà chỉ những người dùng được ủy quyền và phê duyệt mới có thể xem hoặc truy cập.
Theo dõi việc sử dụng sản phẩm bản quyền. DRM có thể theo dõi và ghi nhận lại nội dung nào đang được truy cập, sử dụng và chia sẻ. Thông tin này có thể cung cấp phản hồi có giá trị cho nhà sáng tạo hoặc chủ sở hữu về hành vi người dùng.
Tạo watermarking. Phần mềm DRM có thể nhúng mã nhận dang bằng cách đặt những hình mờ để xác thực nguồn gốc của tệp. Những điều này nhằm mục đích ngăn chặn việc chia sẻ trái phép hoặc đánh cắp nội dung.
Lợi ích của quản lý quyền kỹ thuật số DRM
Ngoài việc bảo vệ chủ sở hữu bản quyền và người tạo nội dung khỏi hành vi vi phạm bản quyền, DRM đem lại một số lợi ích khách:
Nhận thức về bản quyền: Nhiều người ít chú ý đến chi tiết bản quyền của nội dung họ sở hữu. DRM giúp các tổ chức truyền đạt rõ ràng những gì mà khách hàng có thể và không thể làm với phương tiện truyền thông của họ, từ đó hướng dẫn người dùng về cách thức hoạt động của bản quyền và sở hữu trí tuệ.
Đảm bảo quyền sở hữu: DRM rất quan trọng trong việc giúp tác giả bảo vệ sản phẩm của họ. Họ có thể sử dụng công nghệ để giữ quyền sở hữu nội dung của mình và ngăn chặn bất kỳ ai khác thay đổi hoặc sử dụng của họ một cách trái phép. Điều này cũng hữu ích cho các nhà phát minh có thể bảo vệ thành quả và phát hiện của mình.
Bảo vệ thu nhập: Việc tạo, quay phim và chỉnh sửa tài liệu, phim, ảnh và các video khác khiến người sáng tạo tốn tiền vào việc bán nội dung của mình. Nếu nội dung đó bị rò rỉ hoặc chia sẻ mà không có sự đồng ý của họ, lợi nhuận chắc chắn sẽ bị sụt giảm. DRM cho phép người tạo nội dung đảm bảo chỉ những người dùng trả tiền mới có thể truy cập video.
Đảm bảo quyền truy cập nội dung phù hợp: Giới hạn nội dung ở những đối tượng cụ thể và giới hạn nội dung ở những đối tượng mục tiêu.
Quyền riêng tư của tệp: DRM giúp các tổ chức bảo mật các tệp quan trọng của họ và chắc chắn rằng chúng luôn ở chế độ riêng tư. Điều này ngăn người dùng truy cập trái phép và đọc các thông tin bí mật, nhạy cảm.
Các trường hợp sử dụng quản lý quyền kỹ thuật số DRM
Bất kỳ tổ chức nào tạo hoặc lưu trữ phương tiện kỹ thuật số đều cần có một số cách để giữ an toàn cho các tệp của mình không bị truy cập và chia sẻ trái phép. Các công cụ DRM đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tài sản trí tuệ, duy trì nội dung tạo doanh thu và bảo vệ tính toàn vẹn cho người tiêu dùng. Hãy xem xét một số cách các tổ chứng trong các ngành khác nhau sử dụng DRM.
Truyền thông và giải trí. Các công ty truyền thông và giải trí sử dụng DRM để bảo vệ nội dung kỹ thuật số như phim, chương trình truyền hình, âm nhạc và sách điện tử. Nếu không có biện pháp bảo vệ thích hợp tại chỗ, việc sao chép, phân phối hoặc chia sẻ nội dung trái phép sẽ làm giảm lợi nhuận cho doanh nghiệp. DRM cho phép các nhà cung cấp nội cung cung cấp tác phẩm của họ trên dịch vụ phát trực tuyến và các thị trường trực tuyến trong khi vẫn tuân thủ bản quyền và bảo vệ dòng tiền.
Phần mềm và trò chơi. Các công ty phần mềm và trò chơi sử dụng DRM để ngăn người dùng truy cập trái phép vào phần mềm hoặc trò chơi mà không phải trả phí. Các công ty này sử dụng khóa kích hoạt, phương pháp xác thực giấy phép hoặc xác thực trực tuyến để xác minh các bản sao của người dùng và hạn chế truy cập nhằm đánh lừa nhà cung cấp.
Xuất bản và giáo dục. Các nhà xuất bản thường sử dụng để bảo vệ nội dung sách điện tử, báo hoặc tài liệu kỹ thuật số khác. Nhà xuất bản có thể sử dụng DRM để kiểm soát quyền truy cập hoặc các tính năng của quyền tài liệu. Thiết lập các tính năng như hình mờ watermark và giới hạn thời gian, giới hạn tính năng, để ngăn chặn việc chia sẻ trái phép.
Chăm sóc sức khỏe. Các công ty chăm sóc sức khỏe xử lý lượng lớn dữ liệu nhạy cảm về sức khỏe khách hàng của họ. DRM có thể bảo vệ hồ sơ y tế, lịch sử bệnh nhân và dữ liệu nghiên cứu. Để đảm bảo quyền riêng tư, bảo mật và tính toàn vẹn của thông tin, tuân thủ các quy định về quyền riêng tư dữ liệu
Bảo vệ dữ liệu doanh nghiệp. Dữ liệu cực kỳ có giá trị đối với các công ty trong mọi ngành. Giải pháp DRM giúp các tổ chức duy trì dữ liệu nhạy cảm, nội dung bí mật và sở hữu trí tuệ. DRM có thể giúp hạn chế quyền truy cập hoặc kiểm soát các quyền tài liệu đối với người dùng hoặc nhóm cụ thể. Điều này giúp ngăn chặn các hành vi vi phạm dữ liệu đáng sợ hoặc chia sẻ trái phép.